Địa lý Biên_Hòa

Tượng Nguyễn Hữu Cảnh tại đền thờ ông ở Cù lao Phố

Vị trí địa lý

Thành phố Biên Hòa nằm ở phía tây tỉnh Đồng Nai, có vị trí địa lý:

Thành phố Biên Hòa là đô thị loại I[2], là đầu mối giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có sông Đồng Nai chảy qua, cách thủ đô Hà Nội 1.684 km, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30 km, cách thành phố Vũng Tàu 90 km. Biên Hòa là thành phố thuộc tỉnh có dân số đông nhất cả nước, tương đương với 2 thành phố trực thuộc trung ương là Đà NẵngCần Thơ và cao hơn dân số của 37 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đồng thời cũng là thành phố thuộc tỉnh có nhiều phường nhất với 29 phường. Có quốc lộ 1A (chiều dài đi qua là 13 km), Quốc lộ 1K (chiều dài đi qua là 14 km và quốc lộ 51 (chiều dài đi qua là 16 km) chạy qua thành phố.

Điều kiện tự nhiên

Do nằm trong khu vực Đông Nam Bộ nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của toàn khu vực gồm 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến tháng 10, mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm từ khoảng 25,4 °C đến 27,2 °C.

Dân cư

Dân số thành phố tính đến 2019 là 1.055.414 người.

Năm197919881993199920002004200520072008
Dân số (người)238.470313.000400.000450.000484.667531.898541.495604.548610.200
Năm201020112012201320142019
Dân số (người)784.398800.000900.000952.7891.000.0001.055.414

Dân tộc thiểu số có 2.648 hộ với 11.946 người chiếm tỷ lệ 1.09% gồm 19 dân tộc: Hoa, Tày, Khmer, Dao, Thái, Mường, Nùng, Chơro, Giarai, H'Mông, Mạ, Thổ, Chay, Sán Dìu, X'Tiêng, Chăm, Êđê, Giáy, Cơho.

Đặc điểm dân cư Thành phố Biên Hòa đa dạng là do sự di cư đến đây sinh sống lao động và làm việc. Về thành phần tôn giáo, bao gồm Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Phật giáo Hòa Hảo, Đạo Cao Đài, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam, Hồi giáo,... Rất đông tín đồ Công giáo tập trung sinh sống ở phía Đông và Đông Bắc Thành phố, quanh khu vực phường Hố Nai, tạo nên nét đặc trưng tôn giáo nơi đây.